Tại sao tỷ lệ sinh con trong các gia đình Nhật Bản ngày càng thấp?

Tại sao tỷ lệ sinh con trong các gia đình Nhật Bản ngày càng thấp?

Tỷ lệ sinh thấp, chi phí kết hôn và sinh con cao, chọn sự nghiệp hơn gia đình… là những lý do chính khiến ngày càng có ít trẻ em trong các gia đình Nhật Bản.

Không chỉ các nước phương Tây gặp vấn đề về việc gia tăng dân số, các gia đình Nhật Bản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ em ngày càng ít đi, trong khi dân số lại càng già đi sẽ hạn chế sự phát triển về mọi mặt của đất nước.

Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình khá cao và được đánh giá là “xã hội già đi khá nhanh chóng”. Trong nhiều năm qua, quốc gia này đã tìm nhiều cách để tăng tỷ lệ sinh trong các cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, có vài vấn đề cốt lõi mà xã hội Nhật vẫn chưa giải quyết được, làm giảm cơ hội có thêm trẻ em trong các gia đình. 

Tỷ lệ sinh trong các gia đình Nhật Bản ngày càng thấp.
Tỷ lệ sinh trong các gia đình Nhật Bản ngày càng thấp.

Chi phí sinh con và chăm trẻ cao

Sinh con ở Nhật Bản rất tốn kém, đặc biệt là với các cặp vợ chồng trẻ có tình hình tài chính không ổn định. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã cải thiện chế độ nghỉ sinh con, hệ thống nhà trẻ cũng tăng thời gian trông trẻ lên nhiều giờ hơn trong những thập kỷ qua, song mọi thứ vẫn không được cải thiện.

Đàn ông gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc tốt

Nam giới thường được coi là trụ cột gia đình ở Nhật Bản. Và có một thực tế là khi nam giới càng khó khăn hơn trong việc tìm những công việc ổn định, lương phù hợp và có nhiều thời gian cho gia đình, thì lại càng có ít các cặp đôi kết hôn. Thậm chí, cha mẹ còn phản đối tổ chức đám cưới nếu như cặp đôi không có công việc ổn định. 

Giới trẻ Nhật Bản ngày nay bị áp lực khá nhiều bởi theo văn hóa của đất nước họ, nếu không tìm được một công việc ổn định ngay sau khi tốt nghiệp thì họ là “thất bại” của xã hội.

Công việc chiếm hết thời gian dành cho gia đình.
Công việc chiếm hết thời gian dành cho gia đình.

Công việc chiếm hết thời gian 

Người Nhật rất tận tâm trong công việc. Họ đã quen với chuyện phải làm việc nhiều giờ trong một ngày, thậm chí liên tục cả tuần, cả tháng, cả năm. Người Nhật dậy đi làm từ sáng sớm và trở về nhà vào lúc nửa đêm. Họ ít khi nghỉ phép. Với nhiều người, nghỉ phép là một lựa chọn tồi vì nó có thể cho thấy rằng họ không đủ tận tâm với công việc.

Bởi vậy, tỷ lệ sinh ở Nhật ngày càng thấp. Các cặp vợ chồng trẻ không muốn có con vì đơn giản, công việc với tính chất “không bao giờ kết thúc” của họ không phù hợp với việc nuôi dạy con cái. Ngoài ra, giới trẻ cũng không hứng thú với các mối quan hệ lãng mạn, thiếu ham muốn tình ái do đã quá mệt mỏi với công việc. Họ không muốn kết hôn. 

Phụ nữ chọn sự nghiệp hơn hôn nhân và con cái

Đã từng có thời kỳ, xã hội Nhật Bản do nam giới thống trị. Đàn ông là người nắm địa vị cao nhất trong gia đình, đi làm kiếm tiền và phụ nữ phải ở nhà chăm sóc gia đình. Chính phủ Nhật sau này đã cải thiện tình trạng này và bắt đầu chú trọng hơn sự bình đẳng giới. 

Ngày nay, nữ giới Nhật Bản có nhiều cơ hội học tập và có khả năng tìm được công việc tốt, thậm chí có khả năng thăng tiến cao hơn cả nam giới. Do vậy, họ không muốn từ bỏ sự nghiệp của mình cho hôn nhân và con cái. Thậm chí, họ còn có thể bị chỉ trích khi chọn gia đình thay cho sự nghiệp. 

Giới trẻ sống trong thế giới ảo.
Giới trẻ sống trong thế giới ảo.

Giới trẻ đang sống trong thế giới ảo

Giới trẻ Nhật Bản, đặc biệt là nam thanh niên, được bao quanh bởi anime (phim hoạt hình), manga (truyện tranh) và công nghệ tân tiến. Họ có thể hẹn hò trong thế giới ảo, với những cô bạn gái được tạo riêng một cách hoàn hảo cho họ. Việc này rất phổ biến với những chàng trai trẻ độc thân. Nhiều người có thể phân biệt được giữa ảo và thật, nhưng nhiều người thì không. Họ chìm đắm trong thế giới ảo và không muốn trở lại hiện thực. 

Có một điều chắc chắn rằng: bạn gái ảo là hình mẫu hoàn hảo, song sẽ không thể tìm được ai giống hệt bạn gái ảo ngoài đời thực. Bạn gái ảo có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu song sẽ không thể mang lại sự ấm áp, lãng mạn và… trẻ sơ sinh.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments