Digital Marketing hay gọi đơn giản là Tiếp thị/Quảng cáo số. Nó bao gồm trang web, mạng truyền thông xã hội, blog, email và ứng dụng dành cho thiết bị di động để tiếp cận khách hàng mới và tương tác với khách hàng hiện tại.
Chiến lược Digital Marketing bao gồm nhiều thành phần, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn và cách bạn tương tác với khách hàng của mình, nhưng hầu hết các kế hoạch nên kết hợp 5 lĩnh vực chính để hiệu quả.
Digital Marketing có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian và doanh nghiệp nhỏ có thể không có nhân viên chuyên môn để xử lý công việc. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm với lĩnh vực này, hãy xem xét việc thuê công ty ngoài để cho bạn có thời gian cần thiết để tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp của mình.
1. Xây dựng Website
Trang web là nền tảng của chiến lược Digital Marketing. Đây là nơi sẽ định hướng lưu lượng truy cập, thu thập khách tiềm năng và cung cấp thông tin hữu ích về công ty của bạn.
Theo khảo sát của Clutch năm 2018, có mặt trên web không phải tốn kém hoặc mất nhiều thời gian để quản lý, nhưng khoảng 1/3 chủ doanh nghiệp nhỏ vẫn không quan tâm công cụ này.
Nếu bạn rơi vào tình trạng này, bây giờ là thời điểm hoàn hảo để khởi động chiến lược Digital Marketing bằng cách xây dựng một website. Hãy lưu ý các yếu tố khi bắt tay vào làm:
• Đại diện cho thương hiệu: truyền đạt thông điệp thương hiệu của bạn nhất quán bằng biểu tượng, màu sắc và tông màu cho trang web.
• Lời giới thiệu thu hút: hãy dành một tab riêng cho phần giới thiệu. Nếu viết tốt, sẽ gây ấn tượng với khách hàng.
• Bắt đầu một Blog: thêm một blog kinh doanh vào trang web để tăng lưu lượng truy cập và cung cấp kiến thức có giá trị.
• Thân thiện với thiết bị di động: xây dựng trang web đáp ứng theo kích thước màn hình của các thiết bị khác nhau như máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh sẽ được Google lẫn khách đánh giá cao.
• Chia sẻ xã hội: hiển thị nổi bật các nút chia sẻ xã hội để khách truy cập có thể chia sẻ nội dung với bạn bè.
• Xem xét số liệu: điều này giúp cải thiện dần trang web theo thời gian thông qua theo dõi cách khách truy cập. Sử dụng công cụ Google Analytics để thực hiện các thay đổi thông minh, sẽ cải thiện hiệu suất trang web.
2. Content Marketing
Tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng được xác định rõ và thúc đẩy hành động có lợi của khách.
• Lên lịch nội dung: thực hiện chiến lược tiếp thị bằng nội dung mà không có kế hoạch có thể sẽ lãng phí rất nhiều thời gian. Tạo lịch hàng tháng phác thảo nội dung bạn sẽ tạo và cách bạn phân phối nội dung đó.
• Chia sẻ qua mạng xã hội: nội dung sẽ bị lãng phí trừ khi bạn có thể thu hút sự chú ý của khán giả mục tiêu một cách nhất quán. Có kế hoạch về cách bạn sẽ chia sẻ nội dung của mình trên các nền tảng truyền thông xã hội.
• Tận dụng nội dung cá nhân: bạn có thể sử dụng (và tái sử dụng) nội dung của mình theo nhiều cách khác nhau để khai thác nhiều hơn. Ví dụ: tạo một loạt các bài đăng trên blog về các chủ đề liên quan, sau đó kết hợp chúng lại với nhau để tạo ebook.
• Cân nhắc đăng bài của khách: đăng bài 2 chiều cho phép khách đăng bài trên blog của bạn và tự viết cho các blog khác là một cách hay để mở rộng đối tượng và nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn vào trang web.
3. Social Media
Liên kết nội dung trên các kênh truyền thông xã hội của bạn sẽ làm tăng lượng truy cập trang web và blog. Từ đó thu hút khách hàng tiềm năng. Thực hiện một số đề xuất cơ bản bên dưới trong chiến lược truyền thông của mình:
• Chọn một nền tảng để bắt đầu: đừng tham lam mà cố xuất hiện trên mọi nền tảng cùng một lúc. Khám phá những lợi ích của mỗi nền tảng, sau đó chọn 1 hoặc 2 lợi ích tốt nhất cho công ty và khách hàng, sau đó tập trung thời gian vào đó.
• Xác nhận thương hiệu trên các nền tảng: đăng ký tên thương hiệu trên mỗi nền tảng để ngăn sao chép. Hãy xác nhận doanh nghiệp trên Google.
• Nhất quán: khi thiết lập profile, hãy sử dụng cùng hình ảnh, tiểu sử, biểu ngữ và màu sắc để tăng cường sự hiện diện thương hiệu.
• Tập trung vào trò chuyện và tương tác: truyền thông xã hội dành để trò chuyện và chăm sóc khách. Nhằm mục đích tạo ra cộng đồng mạnh mẽ trên mỗi nền tảng mạng xã hội thay vì cứ đăng các chương trình khuyến mãi.
• Tạo lịch bài đăng trên mạng xã hội: kết hợp lịch bài đăng trên mạng xã hội vào lịch nội dung bạn đã tạo hoặc tạo một lịch mới nêu rõ những gì bạn sẽ chia sẻ, ở đâu và khi nào.
• Xem xét các chỉ số: sử dụng công cụ phân tích có sẵn trên các nền tảng để xem loại bài đăng nào hoạt động tốt nhất để ngày càng thu hút người xem.
4. Email Marketing
Tiếp thị qua email với khách hàng thường xuyên. Mấu chốt là gửi các tin nhắn có liên quan và có ích theo lịch trình nhất quán. Mất thời gian để xây dựng một danh sách email chất lượng, nhưng nó rất xứng đáng với thời gian và công sức. Bắt đầu sử dụng tiếp thị qua email bằng cách làm theo các bước sau:
• Chọn nền tảng phù hợp: chọn nền tảng tiếp thị qua email có các tính năng ở mức giá phù hợp với doanh nghiệp.
• Tạo mẫu bản tin: hầu hết các nền tảng tiếp thị qua email đều cung cấp các mẫu sẵn để sử dụng, có thể tùy chỉnh dễ dàng với biểu trưng và thông tin công ty của mình. Hãy dành thời gian để làm điều này lúc đầu và sử dụng lại mẫu mỗi khi bạn gửi tin.
• Khuyến khích đăng ký: quảng cáo tin của bạn trên trang web, trên truyền thông xã hội và trong chữ ký email để phát triển danh sách email. Cân nhắc đưa ra một khuyến khích, chẳng hạn như tải xuống miễn phí hoặc giảm giá khi đăng ký.
• Xem xét các chỉ số: sử dụng công cụ phân tích có sẵn trong nền tảng tiếp thị qua email để xem bao nhiêu người mở thư và nhấp vào liên kết cụ thể.
5. Search Engine Optimization (SEO)
Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO) đóng một vai trò lớn trong Digital Marketing bằng cách đảm bảo doanh nghiệp có vị trí tốt trong các tìm kiếm của Google và trong các tìm kiếm trực tuyến khác. Nếu nội dung bạn tạo không được tối ưu, bạn sẽ phải vật lộn để có được những người phù hợp xem nội dung đó vào đúng thời điểm. Hãy bắt đầu với các bước sau:
• Nghiên cứu: trước tiên, tìm hiểu trang web của bạn và trang web đối thủ đang hoạt động như thế nào. Sử dụng Google và công cụ tìm kiếm khác để xem bạn xếp hạng ở đâu.
• Chọn từ khóa phù hợp: dựa trên nghiên cứu, chọn từ khóa thích hợp nhất cho trang web, bài đăng trên blog và tất cả nội dung khác mà bạn tạo.
• Sử dụng công cụ SEO: có rất nhiều công cụ SEO miễn phí có sẵn giúp tối ưu nội dung như Keywordtool.io, Moz Local Listing Score,…
• Xem xét các số liệu: sử dụng Google Analytics và công cụ SEO khác để xem nội dung được tối ưu hóa hoạt động ra sao để có thể cải thiện nội dung đó về sau.