Người thợ nail thường gặp phải các vấn đề về bệnh nghề nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình, có thể là do tính chất công việc trong nghề nail hay do những thói quen có hại. Dù sao để từ bỏ những tập tín cố hữu này là một thử thách. Nhưng tin tốt là hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ để hướng đến đảm bảo cho sự nghiệp lâu dài và khỏe mạnh của bạn.
10 mẹo nhỏ dành cho thợ nail dưới đây sẽ tạo nên những bước thay đổi lớn tích cực cho sức khỏe:
- Hãy chú ý đến việc tổ chức sắp xếp mọi thứ tại nơi làm việc của bạn. Từ vị trí đặt ghế, bàn, dụng cụ và thậm chí là tư thế đối mặt với khách hàng như thế nào để giảm căng thẳng trên cơ thể đến mức thấp nhất. Khi chăm sóc móng tay cho khách hàng, người thợ nail cần chú ý đến tư thế là phần cánh tay vuông góc khoảng 90 độ và cẳng tay thì song song với mặt đất. Khi chăm sóc móng chân, hãy chắc chắn rằng bạn không phải khom xuống quá mức hoặc tầm nhìn đến chân quá xa. Ghế tựa lưng mà thợ nail ngồi phải có lưng tựa đỡ được từ eo đến phần giữa lưng.
- Phần lớn thợ nail thường bỏ qua những dấu hiệu đau nhức nhỏ, việc đó sẽ gây ra hậu quả tai hại cho bạn sau này đấy. Nếu những thao tác và lặp đi lặp lại trong công việc bắt đầu gây tổn hại cho cơ thể bạn, hãy dừng lại ngay và đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Hãy hỏi bác sĩ lời khuyên về các động tác đơn giản hay bài tập thể dục nào đó để ngăn chặn tác hại sớm hơn.
- Lên lịch nghỉ trưa và thực hiện nó. Do tính chất công việc người thợ nail thường không có được thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nên hãy cố gắng ăn một bữa dinh dưỡng và cân bằng, nếu có thời gian, hãy tiếp tục bằng vài phút đi bộ ngoài trời nhé.
- Người thợ nail thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nên hãy rửa tay kỹ trước và sau mỗi lần làm móng, và trước khi ăn nữa. Điều này giúp bạn làm giảm khả năng tăng độ mẫn cảm và bị dị ứng với các sản phẩm. Thói quen tốt này cũng hạn chế việc lây bệnh cảm cúm đi khắp nơi khi mắc phải.
- Dùng khăn sạch hoặc loại sử dụng một lần cho mỗi khách hàng. Điều này đảm bảo sự an toàn vệ sinh cho cả thợ nail và khách hàng. Việc đeo găng tay Nitrile dùng một lần cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
- Dành một khoảng thời gian nghĩ giữa các lần làm móng cho khách hàng. Bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhàng cử động đầu và xoay tròn vai. Giảm áp lực cột sống bằng cách gập cong thắt lưng xuống và nâng lên từ từ. Giảm sức căng ở cổ tay bằng cách xoay chúng vào trong và ra ngoài nhiều lần. Cuối cùng, chà hai bàn tay vào nhau thật nhanh và đặt lên mắt trong vài giây. Khi bạn thực hiện xong, hãy nhìn xung quanh, tập trung vào các vật thể ở gần và xa.
- Theo dõi các dấu hiệu nhạy cảm hoặc phản ứng dị ứng. Nếu bạn nhận thấy da đỏ, sưng, khô, ngứa hoặc nứt nẻ, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đừng e ngại phải đối mặt với các vấn đề thường gặp trong nghề nail này; ngay cả khi bạn đã tăng độ nhạy cảm và dị ứng với sản phẩm thì vẫn có thể thay thế chúng và quay lại làm việc sau khi đã điều trị.
- Người thợ nail nên tạo ra những thói quen lành mạnh như: giữ sản phẩm trong các hộp chứa có kích thước nhỏ hơn, được dán nhãn chính xác tại khu vực làm việc của bạn; đóng hộp khi không sử dụng. Và có một thùng rác kim loại với nắp tự đóng gần tiệm nail của bạn.
- Đảm bảo thông gió đầy đủ. Hút hơi và bụi tại chỗ bằng hệ thống khí thải riêng, có thể được gắn trên tường hoặc trần. Hay sử dụng bàn làm móng có hệ thống thông hơi cũng là một giải pháp. Các thợ nail thường bỏ qua tầm quan trọng của việc trang bị này. Hãy cân nhắc thêm để đảm bảo không khí trong tiệm được trong lành nhé.
- Học cách nói không. Có nhiều khách hàng hơn mức bạn có thể xoay sở được nghe có vẻ thật lý tưởng, nhưng đó là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến căng thẳng kéo dài. Vì vậy, nếu bạn thực sự có quá nhiều khách hàng, hãy xem xét tăng giá hoặc tìm thêm thợ nail để hỗ trợ. Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình bằng cách thỉnh thoảng từ chối vài lịch hẹn làm móng khi cảm thấy quá tải nhé.