Vì sao không thể xóa sổ Covid-19 và các nước đang sống chung với virus như thế nào?

Vì sao không thể xóa sổ Covid-19 và các nước đang sống chung với virus như thế nào?

Ngày càng nhiều quốc gia cho rằng, chúng ta không thể sống mãi trong phong tỏa và cần vượt qua sự ám ảnh về mục tiêu không Covid, đồng thời biến virus trở thành “kẻ sống chung” ít đe dọa hơn trên hành tinh này.

Vì sao không thể xóa sổ Covid-19?

Trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược “Không Covid” (Zero Covid) thì những người phát ngôn chính phủ của Australia và New Zealand đã thể hiện sự hoài nghi về chiến lược này,

Chính Thủ tướng Australia Scott Morrison đã khẳng định việc quốc gia này quay trở về thời điểm đưa số ca mắc về con số 0 là điều khả năng cao không thể xảy ra. Bộ trưởng Phản ứng với Covid-19 của New Zealand Chris Hipkins đã thừa nhận rằng bản chất dễ lây nhiễm của biến thể Delta đã làm dấy lên “những câu hỏi lớn” về hướng tiếp cận “loại bỏ dịch bệnh”.

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Singapore trước đó đã từ bỏ chiến lược Không Covid và Israel bắt đầu thừa nhận rằng việc tuyên bố tiêu diệt virus đang dần đi vào bế tắc. Hầu hết các quốc gia đều nhất trí rằng chúng ta sẽ phải sống chung với virus trong khi ngăn chặn các ca bệnh nặng và ca tử vong qua chiến lược tiêm vaccine diện rộng.

Tom Frieden, cựu giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) gần đây đã nhận định rằng còn nhiều điều chúng ta không hiểu về virus này.

Không nói riêng gì virus SARS-CoV-2, những gì chúng ta biết về quá trình tiến hóa của các loại vi sinh vật khác khiến chúng ta nên tránh việc đưa ra những khẩu hiệu tuyên chiến như xóa sổ virus. Chỉ có 2 loại virus duy nhất hoàn toàn bị xóa sổ cho tới nay là virus gây bệnh đậu mùa ở con người và virus gây nên dịch tả ở gia súc. Thậm chí, bệnh bại liệt vẫn chưa được xóa sổ hoàn toàn trên thế giới khi vẫn có những trường hợp mắc bệnh ở Afghanistan và Pakistan.

Xóa sổ virus SARS-CoV-2 là một tham vọng hoàn toàn phi thực tế, đặc biệt khi một loại virus về hô hấp bắt đầu lan nhanh và rộng. Những điều đó rõ ràng cho thấy chiến lược chiến thắng duy nhất là phải bảo vệ người dân khỏi các triệu chứng nặng qua chiến dịch tiêm vaccine và sử dụng các biện pháp đã được kiểm chứng để ngăn chặn sự lây nhiễm cho tới khi chúng ta có thể tiêm vaccine cho phần lớn dân số. Bằng cách làm như vậy, chúng ta sẽ hướng đến việc biến virus trở nên ít nguy hiểm hơn thậm chí cả khi nó vẫn tiếp tục hiện diện trên thế giới.

Các quốc gia trên thế giới đang sống chung với virus như thế nào?

Singapore

Singapore đã quyết định từ bỏ giấc mơ Không Covid mà thay vào đó sẽ học cách “sống chung với virus”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định ngày 29/8, mặc dù Singapore là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới với 80% người trưởng thành đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Singapore, một quốc gia với khoảng 5,7 triệu dân, từng là một trong những quốc gia theo đuổi chiến lược loại bỏ hoàn toàn số ca mắc thay vì chỉ hạn chế số ca mắc. Những quốc gia khác cũng theo đuổi chiến lược này là New Zealand, Trung Quốc, và Australia.

“Hiện không thể đưa số ca mắc về con số 0, thậm chí cả khi chúng ta phong tỏa trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta phải chuấn bị cho Covid-19 trở thành một bệnh đặc hữu, giống như cúm hoặc thủy đậu”, Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định.

“Thật may mắn, với việc tiêm vaccine và các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể sống chung với virus”.

Singapore đã thể hiện ấn tượng trong suốt cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu khi ghi nhận 67.000 ca mắc từ khi đại dịch bùng phát nhưng chỉ có 55 ca tử vong.

Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định, chính phủ của ông sẽ không từ bỏ việc ngăn chặn virus nhưng nước này sẽ từ bỏ mô hình Không Covid.

“Trong giai đoạn tới, chúng tôi sẽ thực hiện từng bước một. Không phải một bước chuyển đột ngột như một vài quốc gia mà sẽ thận trọng và dần dần tiến về phía trước”.

Ấn Độ

Khi các bang ở Ấn Độ tăng cường các cơ sở hạ tầng y tế để chuẩn bị cho làn sóng Covid-19 thứ ba sắp đến, Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO cho rằng, Ấn Độ có lẽ đang bước vào “giai đoạn lây nhiễm mang tính địa phương, khi mà sự lây nhiễm ở mức thấp hoặc mức trung bình và chúng ta sẽ không chứng kiến sự gia tăng số ca mắc theo cấp số nhân hay đạt đỉnh như cách đây một vài tháng”.

Giai đoạn lây nhiễm cục bộ là khi đa phần dân số đã học được cách sống chung với virus. Nó rất khác với giai đoạn đại dịch khi virus lan tràn và áp đảo với toàn bộ dân số.

Theo CDC, bệnh đặc hữu (endemic) được định nghĩa là bệnh xuất hiện và thường lây lan trong dân số ở một khu vực địa lý nhất định. Một số bệnh được đưa vào loại này là thủy đậu và sốt rét.

Phần lớn các chuyên gia cho rằng virus SARS-CoV-2 sẽ tuân theo quá trình tiến hóa tự nhiên của virus khi cuối cùng sẽ trở thành bệnh đặc hữu.

“Chúng ta không thể hy vọng sẽ loại bỏ hay xóa sổ virus nhưng khi nó trở thành bệnh đặc hữu, chúng ta có thể sống chung với nó”, chuyên gia Swaminathan cho hay.

Số ca mắc hàng ngày ở Ấn Độ đang có chiều hướng giảm nhưng vẫn cần theo dõi và thận trọng. Dù vậy, người ta hy vọng rằng khi ngày càng nhiều người được tiêm vaccine hoặc phát triển miễn dịch tự nhiên, số ca mắc hàng ngày sẽ trở nên ổn định trong khi số ca tử vong và số ca bệnh nặng sẽ trở nên hiếm hoi hơn.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Backlink hizmetleri hakkında bilgi al
Hacklink satın almak için buraya tıklayın
Hacklink satışı için buraya göz atın
Hacklink paneline erişim sağla
Edu-Gov Hacklink ile SEO'nuzu geliştirin

Backlink
Backlink hizmeti al

Hacklink
Hacklink hizmetleri hakkında bilgi al

Hacklink Al
SEO dostu hacklink satın al

Hacklink Satışı
Hacklink satışı ve hizmetleri

Hacklink Satın Al
SEO için hacklink satın al

Hacklink Panel
SEO hacklink paneli

Edu-Gov Hacklink
Etkili EDU-GOV hacklink satın al

For more information and tools on web security, visit DeepShells.com.tr.

To get detailed information about shell tools, visit DeepShells.com.tr.

To learn more about Php Shell security measures, check out this article.

For the best Php Shell usage guide, click on our guide.

If you want to learn about Aspx Shell usage to secure web applications, click here.

What is Aspx Shell and how to use it? Check out our Aspx Shell guide: Detailed information about Aspx Shell.

For detailed information about Asp Shell security tools in web applications, you can check out this article.

Discover the best Asp Shell usage guide for developers: Asp Shell usage.