Khi trẻ nóng nảy, cha mẹ chỉ cần thực hiện 8 bước sau để kiềm chế con

Khi trẻ nóng nảy, cha mẹ chỉ cần thực hiện 8 bước sau để kiềm chế con

Với một em bé dưới 3 tuổi, các hình phạt không có quá nhiều tác dụng. Bộ não của con chưa đủ phát triển để tiếp nhận và nhớ hình phạt, để lần sau không tái phạm.

Theo thuyết tâm lý học Freud, độ tuổi 1-3 là giai đoạn trẻ hình thành cái tôi (Ergo), muốn khẳng định cái tôi, muốn được đóng góp, muốn được tự lập, muốn được chia sẻ nhưng em bé còn quá nhỏ, khả năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện, chưa thể hiện hết được những mong muốn, nhu cầu của con với người khác nên rất dễ nổi nóng, bực tức, và đỉnh điểm là những cơn ăn vạ kéo dài. Việc con hét ầm ĩ là khi con “cầu cứu”, con kêu gọi sự giúp đỡ; con đánh mẹ, con đánh bà vì mẹ, bà,.. là người thân của con, con hoàn toàn tin tưởng và với con, đó là hành vi bình thường.

Với một em bé dưới 3 tuổi, các hình phạt không có quá nhiều tác dụng. Bộ não của con chưa đủ phát triển để tiếp nhận và nhớ hình phạt, để lần sau không tái phạm.

Dù cho bạn có phạt con đứng góc nhà 1 chỗ em bé cũng vẫn có hành vi chạy ra khỏi chỗ, phạt khoanh tay, con cũng chưa hiểu khoanh tay là gì, tại sao phải khoanh tay, bình tĩnh là gì – làm thế nào để bình tĩnh. Kể cả việc kêu con xin lỗi, con đều chưa thể hiểu được. Việc này nằm ở “khả năng” của con còn bị giới hạn chứ không nằm ở việc giáo dục của gia đình, của trường học.

Mọi hành động đều là bắt chước, thấy người khác làm thì mình làm theo. Nếu người lớn có hành vi tốt, bé bắt chước hành vi tốt và ngược lại.

Trẻ luôn cần tình yêu để kìm hãm sự nóng giận. Ảnh minh họa.

Trẻ em thực sự không hề muốn gây rắc rối cho bố mẹ nhưng trong đa số trường hợp đúng là rất khó khăn và phiền toái khi trẻ ăn vạ. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ ăn vạ? Nghe theo ý trẻ hay là giữ vững lập trường của mình? Đó quả là một câu hỏi khó và để thực hiện cần luyện tập rất nhiều.

Thực ra khi trẻ cáu giận khiến cha mẹ mất mặt hoặc cáu giận theo thì cách tốt nhất là cha mẹ cần phải bình tĩnh và gieo vào con sự bình tĩnh ấy. Cha mẹ có thể thực hành dựa vào 6 bước sau:

Bước 1: Đi ra ngoài “môi trường đó” một lúc để chính cha mẹ được bình tĩnh lại. Với cha mẹ quá nóng tính hoặc đang bực bội chuyện khác, sẽ dễ có hành vi vô thức, không kiểm soát.

Bước 2: Đếm từ 1-6, 6 giây đầu tiên chính là 6s mất bình tĩnh nhất, cảm xúc tức giận lên đỉnh điểm và rất dễ có hành vi mất kiểm soát ở cha mẹ.

Bước 3: Chờ đợi. Nếu trẻ đang tức giận, ăn vạ quá mức, con sẽ không nghe thấy cha mẹ nói gì. Cách tốt nhất là chờ đợi để trẻ quên đi và tự vượt qua đỉnh điểm của trận ăn vạ. Bạn có thể rời ra một góc và chú ý quan sát con.

Bước 4: Ôm con

Bước 5: Khi cả con và bạn đã đủ bình tĩnh để bắt đầu nói chuyện với con thì nhìn gì nói đấy, định nghĩa chính xác những gì đang diễn ra, không dán nhãn, không phán xét hành vi (con đánh bà là hư) mà gọi tên cảm xúc của con (Con đang tức giận/đau/buồn phải không?).

Bước 6: Với trẻ đập, ném đồ đạc, tự làm đau mình/người khác, hãy cố kéo trẻ ra khỏi tình huống đó. Và lặp lại các bước trên.

Bước 7: Kiên nhẫn nhất có thể để nghe con trẻ, hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của con.

Bước 8: Giải thích đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng cách con có thể làm lần sau (dù trẻ có thể không nhớ và vẫn lặp lại hành vi đó, cha mẹ vẫn tiếp tục nói lại để con nhớ).

Ngoài ra, khi trẻ tức giận, đòi hỏi thì chỉ nên một người cùng trẻ xử lý vấn đề, tránh trường hợp “cầu cứu” sau này. Khi bố đang can thiệp thì mẹ ra chỗ khác và ngược lại. Bố mẹ cũng cần thống nhất phương pháp, không nên bố đánh đòn, mẹ chiều chuộng. Có thể phân công “vai ác” nhưng bản chất xử lý phải nhất quán.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments