Local SEO là gì? Tại sao nail salon cần tới local SEO?

Local SEO là gì? Tại sao nail salon cần tới local SEO?

Trước khi trả lời câu hỏi local SEO là gì thì mời bạn đọc qua các số liệu thống kê từ năm 2019 của Social Media Today:

97% người dùng tìm kiếm trực tuyến về các doanh nghiệp địa phương nơi họ sinh sống?

72% người tiêu dùng tìm kiếm cửa hàng cách họ trong vòng 5 dặm?

Cứ 10 người thì 8 người sử dụng Google Maps để tìm kiếm các địa điểm kinh doanh

Mặc dù dữ liệu này sẽ có những sự thay đổi sau đại dịch Covid-19, tuy nhiên nhu cầu Local SEO vẫn đóng một phần quan trọng để thu hút khách hàng tới với nail salon.

local seo la gi

Vậy local SEO là gì?

Trước hết, bạn nên hiểu định nghĩa SEO là gì? SEO là viết tắt của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đây là phương pháp giúp tăng lượng khách hàng truy cập vào website của bạn thông qua việc đẩy web lên đầu trang kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, nếu chỉ SEO chung chung thì không đủ để thu hút mọi người tới với cửa hàng của bạn. Local SEO vì thế mà ra đời.

Local SEO giúp tối ưu vị trí của nail salon trong các kết quả tìm kiếm địa phương. Do đó, bạn cần tối ưu hiển thị cửa hàng của mình trong các tìm kiếm doanh nghiệp địa phương.

Cho một ví dụ: Khi bạn muốn tìm kiếm về tiệm nail salon gần nơi bạn sống, local SEO là những yếu tố làm cho tiệm nail gần đó được hiển thị. Google sẽ đề xuất các nail salon gần vị trí của bạn. Nếu ai đó ở một vị trí khác, thì họ sẽ nhận một kết quả khác.

Bởi vậy nếu bạn muốn tăng lượng khách hàng ghé tới cửa hàng thì local SEO chính là chiến lược cần thiết.

Làm thế nào để bắt đầu với Local SEO?

Hãy lưu chi tiết tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, giờ hoạt động, danh mục kinh doanh, URL website và những hồ sơ liên kết trên mạng xã hội khác và đồng nhất chúng.

Bước 1: Xác nhận thông tin doanh nghiệp và tối ưu trên Google My Business

Local seo la gi

Google cung cấp một công cụ miễn phí để giúp doanh nghiệp tối ưu hiển thị trong các kết quả tìm kiếm của Google và Google Map. Để đăng kí thông tin trên Google My Business bạn sẽ làm theo trình tự sau đây:

  • Truy cập vào Google My Business.
  • Đăng nhập tài khoản Google của bạn, nếu bạn chưa có tài khoản thì hãy thiết lập một tài khoản.
  • Nhập tên doanh nghiệp và thêm địa chỉ cụ thể. Nếu bạn có cửa hàng hãy sử dụng địa chỉ đó, nếu không hãy sử dụng địa chỉ làm việc tại nhà hoặc ẩn địa chỉ để bảo vệ quyền riêng tư của bạn.
  • Đặt ghim vị trí của bạn. Đừng tin tưởng vào Google Map sẽ đặt đúng vị trí, bạn nên tự điều chỉnh để đảm bảo vị trí của doanh nghiệp là chính xác.
  • Lựa chọn loại hình kinh doanh: Bạn chỉ được phép chọn một danh mục chính bởi vậy hãy đảm bảo đó là sự lựa chọn gần nhất và đúng nhất về doanh nghiệp của bạn.
  • Thêm thông tin liên hệ: Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng liên hệ với bạn thông qua số điện thoại và URL website.
  • Xác minh thông tin: Google sẽ xác minh thông qua gọi điện thoại hoặc bưu phẩm để chắc chắn bạn sở hữu doanh nghiệp. Hãy theo dõi các bước xác minh cụ thể để phản hồi không bị chậm trễ nhé.

Để tối ưu thông tin trên Google My Business bạn cần:

  • Danh sách có ảnh về doanh nghiệp của bạn
  • Trả lời lại các đánh giá trên Google
  • Thêm thông tin về giờ đóng cửa, mở cửa và ngày nghỉ
  • Thêm thông tin về bãi đậu xe
  • Viết mô tả ngắn gọn nhưng hấp dẫn về doanh nghiệp của bạn
  • Khuyến khích khách hàng hài lòng viết đánh giá trực tuyến
  • Trả lời các câu hỏi của khách hàng bằng tính năng Hỏi và Đáp.

Bước 2: Xác nhận thông tin doanh nghiệp trên Apple Maps

Apple chiếm khoảng 55 % thị trường điện thoại ở Mỹ bởi vậy rất nhiều khách hàng sử dụng Apple Maps để tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương.

Để xác nhận thông tin Apple Maps cần làm theo trình tự sau:

  • Đăng nhập vào Apple Maps.
  • Kết nối với ID Apple và làm theo hướng dẫn để xác nhận thông tin cần thiết.
  • Sau đó hoàn thiện toàn bộ thông tin như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, giờ hoạt động, danh mục kinh doanh, URL web và liên kết mạng xã hội.

Bước 3: Xác nhận thông tin doanh nghiệp trên Bing Place

Mặc dù Bing không phổ biến như Google nhưng nó vẫn có ích cho các chủ doanh nghiệp. Bạn có thể dễ dàng tải thông tin doanh nghiệp trực tiếp từ Google My Business. Tuy nhiên, bạn cần một tài khoản Windows Live để bắt đầu làm việc này.

Lưu ý rằng để có đủ điều kiện để hoàn thiện thông tin doanh nghiệp trên Bing bạn cần có một cửa hàng thật. Bing không chấp nhận các doanh nghiệp online.

Bước 4: Tiến hàng nghiên cứu từ khóa Local SEO

Khi nghiên cứu từ khóa Local SEO, hãy xem xét khía cạnh địa phương của doanh nghiệp. Thường các từ khóa này sẽ có công thức : dịch vụ tại Vị trí. Điều này có nghĩa là tên vị trí sẽ được thêm vào cuối từ khóa chính. Ví dụ như: Kế toán ở Boston, Thợ làm móng ở Seattle …

local seo

Thậm chí, bạn nên tự hỏi bản thân xem “Tôi muốn tìm kiếm điều gì để tìm thấy doanh nghiệp của bạn?”

Bước 5: Tối ưu hóa website với những từ khóa địa phương

Đặt các từ khóa địa phương và thẻ tiêu đề và mô tả meta của bạn giống như cách bạn làm với SEO vậy. Sau đó thêm NAP (Tên, địa chỉ, số điện thoại) vào chân trang của website. NAP là một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với local SEO. Thông tin NAP phải giống nhau trên tất cả các nền tảng vì Google cần tính nhất quản. Nếu bạn có nhiều địa chỉ, hãy tạo một trang đích cụ thể cho đia chỉ ví dụ như:

Bước 6: Tập trung vào xây dựng liên kết địa phương

Các liên kết từ danh bạ doanh nghiệp địa phương, phòng thương mại địa phương, bất cứ tài nguyên địa phương nào phù hợp có thể trở thành liên hết với trang web của bạn. Thậm chí những bài đăng của khách trên các blog doanh nghiệp địa phương cũng có thể liên kết ngược với trang web của bạn.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
homescontents