Những “đòn bẩy” Mỹ có thể sử dụng để gây sức ép với Taliban ở Afghanistan

Những “đòn bẩy” Mỹ có thể sử dụng để gây sức ép với Taliban ở Afghanistan

Mặc dù Mỹ và các đồng minh phương Tây đã rời khỏi Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 2 thập kỷ, nhưng vẫn có nhiều “đòn bẩy” để buộc Taliban phải tuân thủ các cam kết.

Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây cho rằng, Taliban có thể bị gây sức ép để từ bỏ bạo lực cũng như sự ủng hộ đối với chủ nghĩa khủng bố như trước đây, bằng các biện pháp “cây gậy và củ cà rốt” do sự phụ thuộc khá nặng nề của Afghanistan vào năng lượng và thực phẩm nhập khẩu, viện trợ nước ngoài và nền kinh tế đang bên bờ sụp đổ.

Thành viên Taliban làm nhiệm vụ trên đường phố Kabul ngày 1/9/2021. Ảnh: Reuters
Thành viên Taliban làm nhiệm vụ trên đường phố Kabul ngày 1/9/2021. Ảnh: Reuters

Dưới đây là một số đòn bẩy quan trọng nhất mà phương Tây có thể gây sức ép với Taliban để lực lượng này phải tôn trọng các cam kết như bảo vệ quyền của phụ nữ và hợp tác với các nước khác…

Nguồn dự trữ ngoại tệ và vàng trị giá hàng tỷ USD

Trước khi rời khỏi đất nước, Thống đốc ngân hàng trung ương Afghanistan cho biết trên Twitter rằng, Mỹ có vai trò rất lớn trong việc quyết định số phận nguồn dự trữ ngoại tệ và vàng trị giá 9 tỷ USD của Afghanistan. Trong số này, 7 tỷ USD hiện đang do Mỹ nắm giữ, 1,3 tỷ trong các tài khoản quốc tế khác và 700.000 USD trong Ngân hàng thanh toán quốc tế.

Mỹ đã nhanh chóng ngăn chặn Taliban tiếp cận các tài khoản của chính phủ Afghanistan tại Ngân hàng dự trữ liên bang New York cũng như tại các nơi ở Mỹ. Hiện các tài sản này vẫn đang bị đóng băng.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 18/8 cũng đã phong tỏa các khoản viện trợ của tổ chức này cho Afghanistan trong đó có khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp mới 440 triệu USD.

Mỹ hiện đang chịu sức ép từ các tổ chức nhân đạo, các quan chức ngân hàng trung ương Afghanistan, các chính phủ nước ngoài, trong đó có Nga, về việc không đóng băng tài sản, cho phép tiến hành một số giao dịch bằng đồng USD. Tuy nhiên, điều này có thể đi kèm với các điều kiện cứng rắn của Washington.

Theo giới chức Nga, nếu các tài sản tiếp tục bị phong tỏa, Taliban nhiều khả năng sẽ phải tìm đến các nguồn thu nhập bằng buôn lậu vũ khí hoặc ma túy.

Phụ thuộc vào nhập khẩu

Afghanistan phụ thuộc lớn vào nguồn thực phẩm, nhiên liệu và hàng may mặc nhập khẩu. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), nước này nhập khẩu 8,6 tỷ USD hàng hóa trong năm 2019, nhiều nhất là than bùn, lúa mì và dầu khí. Afghanistan cũng nhập khẩu khoảng 70% lượng điện tiêu thụ hàng năm, trị giá 270 triệu USD.

Taliban không thể chi trả cho các mặt hàng nhập khẩu này nếu không tiếp cận được các tài khoản tiền USD và dự trữ ngoại tệ của Afghanistan. Afghanistan chỉ đủ tiền dự trữ để chi trả cho các hàng hóa nhập khẩu trong khoảng 2 ngày sau khi các tài sản ở nước ngoài bị đóng băng.

Mỹ và các đồng minh có thể gắn điều kiện tiếp cận các nguồn dự trữ hoặc giao dịch bằng USD với các hành động của Taliban.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments