Dưới đây là 10 dự báo về nền kinh tế Mỹ và cách nó ảnh hưởng đến bạn trong thập kỷ sắp tới được các chuyên gia kinh tế đưa ra dựa trên những khoản nợ hiện tại, thị trường, môi trường tự nhiên và ngân sách dành cho quân đội.
1 Nền kinh tế Mỹ sẽ bùng nổ và phá sản
Cục Dự trữ Liên bang dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế, được đo bằng tổng GDP, sẽ chậm lại 2,3% trong năm 2019. Đến năm 2023, dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% mỗi năm. Từ năm 2024 đến năm 2029, dự kiến sẽ tăng trung bình 1,8% mỗi năm. Điều này có thể là do lực lượng lao động sẽ tăng trưởng chậm hơn so với những năm trước.
Trong khi tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng lên 4%. Tăng trưởng ở mức đó có thể tạo ra một cuộc suy thoái vào năm 2021. Nó có thể tạo ra một chu kỳ bùng nổ và phá sản nguy hiểm.
2 Biến đổi khí hậu có thể gây ra khủng hoảng kinh tế
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Science Advances cho biết mức độ khắc nghiệt của thời tiết ở Bắc Mỹ sẽ tăng đến 50% vào năm 2100. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm chính phủ Mỹ sẽ tiêu tốn ít nhất 112 tỷ đô cho việc cải tạo môi trường.
Tháng 3/2019, cục Dự trữ Liên bang cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể đe dọa hệ thống tài chính. Thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu đang buộc các trang trại, dịch vụ tiện ích và các công ty khác tuyên bố phá sản.
Munich Re, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đổ lỗi cho sự nóng lên toàn cầu về thiệt hại 24 tỷ đô la trong vụ cháy rừng ở California. Điều này cảnh báo rằng các công ty bảo hiểm sẽ phải tăng phí bảo hiểm để chi trả chi phí nguyên nhân từ biến đổi khí hậu. Khiến cho bảo hiểm quá đắt đối với hầu hết mọi người.
Theo Dự báo Khí hậu của Cornucopias, tháng 10 năm 2019 là tháng 10 nóng nhất được ghi nhận. Và nhiệt độ dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa, trong khoảng từ 2 đến 4 độ F trong vài thập kỷ tới. Cây bị suy yếu do hạn hán và sâu bệnh đã làm tăng cường độ của những đám cháy này.
Một mùa đông ngắn hơn có nghĩa là sẽ xuất hiện nhiều loài gây hại. Sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ ước tính rằng 100.000 cây bị nhiễm bọ cánh cứng có thể rơi hàng ngày trong vòng 10 năm tới.
Hạn hán có thể giết chết mùa màng và khiến giá thực phẩm tăng cao. Hàng triệu người mắc bệnh hen suyễn và dị ứng có thể phải trả chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên. Mùa hè dài hơn có thể kéo theo cúm mùa. Hàng nghìn căn nhà cũng có khả năng bị ngập lụt từ mực nước biển dâng cao. Mực nước biển dâng cao có thể gây bão và đẩy vào sâu hơn trong đất liền, đồng thời gây áp lực cho các rạn san hô.
3 Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng
Kế hoạch thuế của Trump đã bãi bỏ thuế Obamacare đối với những người không có bảo hiểm y tế kể từ năm 2019. Văn phòng Ngân sách Quốc hội tin rằng 13 triệu người có thể không tham gia bảo hiểm vào năm 2027. Điều này sẽ tăng gánh nặng cho các công ty bảo hiểm. Hệ quả là tăng chi phí cho người được bảo hiểm, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.
Đến năm 2027, chi phí chăm sóc sức khỏe dự kiến đạt 6 nghìn tỷ đô, chiếm 19,4% GDP. Giá chăm sóc sức khỏe cá nhân cũng dự kiến sẽ tăng trung bình 2,7% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2027.
Nếu không có các quy định bắt buộc, các chính sách sẽ không có nhiều các khoản bảo hiểm. Những người mua bảo hiểm sẽ phải chi trả nhiều hơn. Khi mọi người bỏ bảo hiểm, họ sẽ ít được chăm sóc phòng ngừa hơn.
Các gia đình có thu nhập thấp, không có bảo hiểm phải sử dụng phòng cấp cứu của bệnh viện để cho những chăm sóc cơ bản. Các bệnh viện chuyển chi phí đó cho các công ty bảo hiểm và bảo hiểm y tế. Nó có thể làm cho việc chăm sóc sức khỏe trở nên đắt đỏ hơn cho mọi người.
4 Nợ liên bang tăng
Tính đến tháng 12.2019, tổng dư nợ công của Hoa Kỳ là hơn 23 nghìn tỷ đô và dự kiến tăng đều đặn trong thập kỷ tới, đạt 93% GDP vào năm 2029. Quốc hội yêu cầu cắt giảm ngân sách liên bang 10% đến năm 2021.
Tỷ lệ nợ trên GDP của Hoa Kỳ là 106%, không hề an toàn khi lãi suất tăng. Tỷ lệ nợ cao hơn 77% theo khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trump hứa sẽ giảm nợ. Nhưng cho đến nay, các chính sách của ông khiến dư tăng thêm 5,6 nghìn tỷ đô la. Kinh tế học về nguồn cung nói rằng việc giảm thuế kinh doanh sẽ giải phóng tiền để thuê thêm nhân công. Nhưng nó không hoạt động khi mức thuế tối đa dưới 50%, theo Laffer Curve. Thay vào đó, nó chỉ làm tăng thêm nợ.
5 Giá xăng dầu biến động
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra kỳ vọng đến năm 2050 rằng việc sản xuất dầu thô Brent sẽ tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2027 và sau đó duy trì 14 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2040. Giá dự kiến sẽ là 92,82 USD / thùng vào năm 2030 và 106,08 USD / thùng vào năm 2040. Trong vài năm tới, Hoa Kỳ dự kiến sẽ xuất khẩu nhiều dầu hơn so với nhập khẩu.
Giá dầu cao hơn có nghĩa là giá xăng cao hơn. Năm 2008, khi giá dầu tăng vọt lên 144 đô la một thùng, giá xăng đã tăng lên 4 đô la một gallon. Bạn có thể sử dụng giá dầu để dự đoán giá xăng ngày mai. Giá xăng cao cũng có thể làm tăng chi phí thực phẩm và các dịch vụ khác như vận chuyển, du lịch…
6 Kinh tế Mỹ bị Trung Quốc ảnh hưởng
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2014. Vào tháng 9 năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm nhất kể từ năm 1990. Nhưng quốc gia này quá lớn đến nỗi nó tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ nhiều hơn trước đây.
Vào tháng 12/2019, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về Giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại mà Trung Quốc cam kết mua một lượng đáng kể hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong vài năm tới. Hoa Kỳ sẽ giữ mức thuế 25% đối với hàng xuất khẩu trị giá 250 tỷ đô la của Trung Quốc và 7,5% thuế quan đối với 120 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Nếu xuất khẩu của Trung Quốc giảm, họ có thể làm giảm ngân sách của Kho bạc Hoa Kỳ hơn. Vì Trung Quốc là người mua nợ lớn thứ hai của Hoa Kỳ, theo nguyên tắc Treasury nhu cầu giảm, lãi suất tăng.
Bất kỳ thay đổi nào Trung Quốc thực hiện như cải cách kinh tế sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ.
7 Tiền rớt giá
Đồng đô la Mỹ giảm khi giá trị của đô la thấp hơn so với các loại tiền tệ khác trên thị trường ngoại hối. Có nghĩa tỷ giá chuyển đổi từ Euro sang dollar cao hơn vì giá trị của euro mạnh hơn.
Dollar rớt giá kéo theo giá trị của Kho bạc Hoa Kỳ, điều này khiến cho lãi suất vay tăng cao, tỷ lệ vay thế chấp cũng sẽ cao hơn vì ngân hàng hạn chế ít dollar hơn. Hàng hoá cũng sẽ tăng giá, kéo theo hệ luỵ là lạm phát.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ phải chi trả nhiều hơn khi muốn mua hàng hoá nhập khẩu như xăng dầu, … Mặt khác, xuất khẩu sẽ tăng tỷ lệ vì hàng hóa được bán ra rẻ hơn.
8 Siêu lạm phát
Khi giá dầu quay lại ngưỡng bình thường, đó có thể là nguyên nhân của siêu lạm phát. Fed (Cục dự trữ liên bang) sẽ phải đưa ra những biện pháp như nới lỏng định lượng và tăng lãi suất cho vay… để hạn chế tối đa việc xảy ra lạm phát.
Đầu năm 2020, mức lạm phát cơ bản của Mỹ vẫn quanh quẩn 2%. Giá nhu yếu phẩm sẽ tăng tạm thời do dịch bệnh. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, giá vàng tăng vọt chính là một trong những cách chữa lành lạm phát của thị trường.
9 Bất động sản sẽ giữ vững nhịp tăng
Đạo luật về cắt giảm thuế và tái cơ cấu việc làm đã giới hạn khoản khấu trừ lãi suất thế cho kỳ góp đầu tiên (750 000$). Cuối năm 2019, Fed hạ lãi suất và hứa hẹn sẽ giữ ở mức ổn định, điều này khiến cho lãi suất vay thế chấp giảm. Từ đó nhu cầu nhà đất cũng sẽ tăng cao.
10 Mỹ tham gia ít cuộc chiến hơn
23 000 tỷ đô là số nợ sau chiến tranh mà Mỹ phải chi trả. Tháng 3/2019, chính phủ Mỹ quyết định tăng ngân sách quốc phòng năm 2020 lên $750 tỷ đô. Bộ Quốc phòng nói rằng ngân sách mới sẽ giúp quân đội đổi mới và hiện đại hoá các kỹ thuật trong chiến tranh hơn, giúp nước này giành được lợi thế.
Một số nhà phê bình đã đã lên tiếng chỉ trích chính phủ, họ cho rằng chi tiêu cho quốc phòng như vậy là không phù hợp. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên nợ công và lấy đi chi phí từ các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe hay chăm sóc trẻ em.
Trên đây là những dự báo về nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ 2020 – 2030, những dự báo này có thể xảy ra hay không hoàn toàn tùy thuộc vào chính sách của chính phủ Mỹ