Theo chân shipper áo xanh ‘đi chợ hộ’ bà con biên giới

Theo chân shipper áo xanh ‘đi chợ hộ’ bà con biên giới

Kể từ ngày 28-7, TP Châu Đốc yêu cầu người dân ở nhà, việc đi chợ có TP chăm lo. Vậy là gần 10 ngày qua, TP Châu Đốc triển khai hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên các phường, xã đi chợ hộ bà con, cấp phát đồ ăn tận nhà.

Chị Trần Thị Mỹ Dung, bí thư Đoàn phường Vĩnh Nguơn, giao đồ cho người dân – Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 5-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Quốc Tuấn – phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc – cho biết TP Châu Đốc đã thành lập 45 tổ “đi chợ hộ” ở 7 phường, xã, với tổng số thành viên trên 500 cán bộ, hội viên, đoàn viên từ phường đến tận khóm, ấp. Mấy ngày đầu thực hiện “đi chợ hộ”, nhiều thành viên còn sơ sót, nhưng qua gần 10 ngày đã làm bài bản hơn.

“Các em đi chợ giúp dân và vận chuyển gần như chuyên nghiệp, xử lý tình huống nhanh, mua đồ cho dân kịp thời hơn. Chúng tôi đã quyết định hỗ trợ cho các thành viên đi chợ hộ 20 lít xăng/tháng/người, khi nào thiếu sẽ tính tiếp. TP Châu Đốc làm được việc này nên có thể kiểm soát số người ra đường và công tác truy vết phòng chống dịch được kịp thời hơn”, ông Tuấn nói.00:01:06

Gần 10 ngày qua, ngày nào chị Trần Thị Mỹ Dung – bí thư Đoàn phường Vĩnh Nguơn – cũng chở hàng hóa cồng kềnh phía sau lưng như người bán hàng rong. Toàn bộ số đồ này (hơn 10 hóa đơn mua đồ) là chị mua từ chợ về cho bà con ở địa phương. Mỗi ngày, chị Dung đi hơn 10km, hết giao cho nơi này đến giao lại cho nơi khác.

“Mỗi ngày tụi tôi giao ít gì cũng 15 đơn mua đồ ăn, đồ dùng cần thiết của bà con. Tụi tôi đã công khai số điện thoại cho tất cả người dân trong vùng, ai cần gì cứ nhắn tin hoặc gọi. Dù chạy cực khổ, nhưng bà con chấp hành ở nhà để phường phòng dịch COVID-19 là tụi tôi vui rồi”, chị Dung nói.

Thỉnh thoảng chị Trần Thị Mỹ Dung cũng được người dân tặng đồ ăn sau khi giao hàng hóa cho họ – Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, toàn phường Vĩnh Nguơn có 5 tổ “đi chợ hộ”, trong đó 4 khóm 4 tổ, còn 1 tổ cơ động của phường do chị Dung làm tổ trưởng, có 15 thành viên. 

Trước khi triển khi mô hình “đi chợ hộ”, các thành viên đã in ra số điện thoại từng người và số điện thoại, hay mạng xã hội Zalo, Facebook các cửa hàng, siêu thị… để người dân gọi. Đường vắng thênh thang, người người đều ở trong nhà để chờ nhận hàng của các “shipper áo xanh”.

“Nhiều người biết công nghệ thì đặt hàng, siêu thị họ mang đến, số khác thì gọi điện thoại hay nhắn tin tụi tôi nhờ mua đồ ăn, nước uống, thuốc hay tã, sữa hoặc rau, thịt cá tươi sống, tụi tôi nhận đơn hàng hết. Đối với các loại thuốc, sau khi nhận đơn hàng xong, tôi chuyển cho các nhà thuốc, lát sau lại lấy giao gấp cho bà con nếu cần gấp, còn không sẽ giao chậm chút” – chị Dung nói thêm.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments