BS người Việt ở Nhật ngày làm ở bệnh viện, tối vẫn chơi với con không ngại lây COVID: Bí quyết rất đơn giản

BS người Việt ở Nhật ngày làm ở bệnh viện, tối vẫn chơi với con không ngại lây COVID: Bí quyết rất đơn giản

Nhật Bản mỗi ngày ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc nhưng vị bác sĩ này vẫn bình tĩnh. Sau 1 ngày làm việc ở bệnh viện về nhà anh vẫn chơi đùa cùng các con. Nhiều người hỏi không sợ lây COVID-19 cho gia đình sao? Anh cho biết nếu biết rõ cách phòng bệnh thì vẫn có thể sống chung với virus, theo Doanh nghiệp tiếp thị.

Vị bác sĩ được nhắc đến ở đây là TS. BS. Phạm Nguyên Quý – Khoa Nội khoa ung thư, Đại học Kyoto, Nhật Bản. Là người làm việc ở tuyến đầu chống dịch, đã trải qua 4 làn sóng COVID-19 nhưng BS Quý và gia đình vẫn an toàn, bí quyết nằm 4 thói quen sau.

Thứ nhất, không đưa tay lên mặt

BS Quý cho biết với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nền, người lớn tuổi càng cần rửa tay và tuyệt đối nhớ không chạm tay không thật sạch lên mặt của mình. Có nghiên cứu cho thấy, chúng ta thường chạm tay lên mặt từ 20 -25 lần trong 1 giờ, nếu bàn tay dính virus thì sẽ là cầu nối đưa virus vào cơ thể.

Vì vậy, mọi người cần cố gắng ý thức hạn chế chạm tay vào đồ vật dùng chung ở nhà, ở ngoài nơi công cộng. Thậm chí, ngay cả khi chạm vào điện thoại của mình, cũng cần rửa sạch tay trước khi đưa lên mắt mũi miệng.

Với người chăm sóc người già, người ốm cũng tương tự. Người chăm sóc người có bệnh nền có thể giao lưu với người khác và mang mầm bệnh khi tiếp xúc với người nhiễm và vô tình lây cho người mình đang chăm sóc. Vì vậy cũng phải chú ý phòng bệnh cho chính mình để không lây cho người mà mình chăm sóc.

Thứ hai: Giữ tay sạch sau khi nhận hàng hoá

Đường lây bàn tay cũng là câu trả lời vì sao ở suốt trong nhà vẫn bị nhiễm COVID-19. BS Quý cho rằng bàn tay khi tiếp xúc với đồ hàng mang từ bên ngoài cũng là một nguồn lây. COVID-19 không từ món hàng nhảy vào cơ thể bạn mà nó đi qua bàn tay.

Vì vậy khi nhận hàng nên rửa tay thật sạch và huỷ bao bì sau khi nhận hàng ngay để tránh có virus trên bề mặt hàng lây sang tay mình. Nếu tuân thủ điều này thì bạn không lo virus lây từ các món hàng gửi vào. Chính vì vậy, tại Nhật Bản các Shipper vẫn hoạt động bình thường.

Thứ ba, tắm rửa ngay khi về nhà

Sau một ngày làm việc trong bệnh viện, bác sĩ và nhân viên y tế có thể đã tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh khác, không chỉ virus SARS-CoV-2, và chúng có thể bám lên cơ thể nơi mình không nhìn thấy. Ngoài việc sử dụng đồ bảo hộ khi làm thủ thuật cần thiết, việc rũ bỏ mầm bệnh bằng phương pháp vật lý như tắm rửa là cách đơn giản và hiệu quả các bác sĩ Nhật Bản đang làm.

Tắm rửa bằng sữa tắm sạch khuẩn, có khả năng củng cố đề kháng da và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trên da, cũng nhờ đó tăng cường hiệu quả bảo vệ cơ thể.

Trẻ em đi học hay đi chơi ở ngoài về được tắm táp ngay thì bố mẹ cũng sẽ an tâm hơn. Nếu trong gia đình có người cao tuổi hoặc có bệnh nền sống chung, việc tắm rửa sau khi về nhà càng quan trọng vì giúp ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài.

Thứ tư, nói nhỏ và nói ít

Ngoài ra, mọi người cũng cần bỏ các thói quen nói to nhất là trong các không gian kín như khi đi vào thang máy. Khi ăn uống thì giữ khoảng cách và nói chuyện nhỏ nhẹ để giảm văng giọt bắn.

Biến thể Delta được nghiên cứu chứng minh lây nhanh hơn, có thể chỉ nói chuyện trong không gian kín vài phút đã lây. Vì vậy, hạn chế nói to trong thang máy để giảm nguy cơ cho người xung quanh và người sử dụng thang máy tiếp theo vì nhiều người là F0 không có triệu chứng. Ngay cả người đã tiêm vắc xin thì cũng có thể nhiễm bệnh và họ không biết mình có nguy cơ mắc bệnh nên chủ quan sẽ nguy hiểm.

Để phòng bệnh tăng sức đề kháng, bạn cần ăn ngủ đủ giấc, duy trì thể trạng tốt, giữ vững tinh thần, có thể tăng cường video call với người thân và bạn bè.

Người có bệnh nền cần uống thuốc đầy đủ, chuẩn bị sẵn thuốc vì có thể bạn không nguy kịch vì COVID-19 mà nguy kịch vì bệnh nền. Hạn chế xem các tin tức về COVID-19 vì xem nhiều khiến người bạn suy nghĩ tiêu cực bệnh tật, giảm miễn dịch hơn – BS Quý khuyến cáo.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
homescontents