Chuyện nghề nail: Không trả tiền thì làm gì tôi?

Chuyện nghề nail: Không trả tiền thì làm gì tôi?

Trong quá trình kinh doanh tiệm nail, chắc hẳn chúng ta từng gặp trường hợp khách khó tính, không chịu trả tiền thậm chí kiện tụng. Đa phần các thợ làm việc chăm chỉ, gặp trường hợp này thì rất nóng nảy, dễ xảy ra hậu quả đáng tiếc. Qua bài viết này, Báo Nail USA muốn đưa ra một số cách giải quyết vừa đúng luật vừa giúp giải quyết vấn đề. Cùng tìm hiểu nhé!

Chuyện nghề nail: Không trả tiền thì làm gì tôi?
1. Bình tĩnh, bình tĩnh và bình tĩnh

Đây là việc đầu tiên phải nhớ khi đụng chuyện. Tránh hành động vội vàng, sử dụng chân tay. Chỉ vì một vài phút nóng vội, khách có thể kiện bạn vì tội cố ý gây thường tích.

2. Đề nghị sửa đổi nếu lỗi sai là của tiệm

Nếu chẳng may cắt hay làm hỏng móng của khách, đôi khi còn làm chảy máu. Điều đầu tiên là xin lỗi họ, mời họ uống nước và đề nghị có thể sửa lại cho một mẫu đẹp hơn. Chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ tình huống, đừng bao giờ để chuyện đi quá xa.

3. Nếu khách vẫn không trả tiền

Trường hợp này cần phải xem xét, hoặc bạn đúng hoặc khách đúng. Không nhất thiết phải nhân nhượng đối với khách. Chúng ta có thể lấy điện thoại để quay lại nếu khách có hành vi bạo lực gây sự với mình và hoàn toàn có thể kiện ngược lại. Khi xảy ra xô xát thì nên gọi ngay 911 để cảnh sát đến. Chúng ta đóng thuế nuôi police nên dĩ nhiên cảnh sát đứng về phía mình. Tránh tự ý giải quyết bằng bạo lực.

4. Tiệm có quyền từ chối phục vụ khách

Theo luật dân sự, chúng ta hoàn toàn có thể từ chối phục vụ khách trong các trường hợp sau:

  • Khách có hành vi gây rắc rối.
  • Khách đến không đúng giờ( quá sớm hoặc sắp đóng cửa)
  • Khách không giữ gìn vệ sinh cá nhân ( có mùi, dơ bẩn, ảnh hưởng đến người khác)

Ngoài ra, tiệm có thể thu tiền trước nếu nghĩ khách hàng không có đủ tiền. Một người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành còn bày cho cách tính tiền gấp 2 hay gấp 3 nếu như mình không muốn phục vụ cho khách.

Cách nhận biết khách có ý quỵt tiền tiệm nail

Ngành nail tuy đem về lợi nhuận cao mỗi năm nhưng lại rất thiếu người được đào tạo bài bản về quản lý và phục vụ khách hàng, đồng thời cần giỏi tiếng Anh giao tiếp. “Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc tiệm nail thường xuyên vướng phải chuyện quỵt tiền,” anh Đắc Phạm, người có trên 20 năm kinh nghiệm xây dựng và quản lý hàng chục tiệm tại Texas nhận định.

Rất nhiều người đến Mỹ với tay trắng, bắt đầu bằng nghề nail, sau vài năm dành dụm, có tiền để mua tiệm và trở thành chủ. Nhưng thực ra họ chỉ có nghề và vốn, không có hiểu biết về kỹ năng làm chủ ra sao, nhất là kỹ năng phục vụ khách hàng.

Thợ nail mất cả tiếng đồng hồ để làm được bộ móng tay đính đá thế này với giá $50.

Cùng quan điểm, chị Gina Nguyễn chia sẻ: “Tôi từng học khóa đào tạo ở Mỹ về quản lý tiệm nail nên nhờ đó tôi hiểu được nguyên tắc căn bản để giải quyết những tình huống này là phải bình tĩnh, nhẹ nhàng và hiểu luật. Bị quỵt tiền mồ hôi nước mắt, ai chẳng nổi điên. Nhưng điều này là không có lợi cho chúng ta.”

Theo anh Đắc Phạm, người quản lý tiệm phải giỏi tiếng Anh giao tiếp và có hiểu biết văn hóa, tâm lý khách. “Chỉ cần nói chuyện với khách, thông qua ngôn ngữ cử chỉ, những câu ‘tiếng lóng’, thì mình có thể đoán được khách là người tốt hay xấu, muốn kiếm chuyện hay đàng hoàng,” anh giải thích.

Anh Đắc Phạm, chị Gina Nguyễn và chị Vickie Ngô đều đưa ra dấu hiệu nhận biết khách có thể quỵt tiền như sau:

  • Thứ Nhất: loaị khách này hay tới lúc tiệm đông, để chủ mất tập trung, để thoái lui không trả tiền hoặc tới vào giờ sắp đóng cửa.
  • Thứ Hai: người này thường vẽ đủ thứ, đòi làm cái này, cái kia, có khi kiếm chuyện không ưng, bắt tháo làm lại, đổi màu khác, kiểu khác. Mục đích là làm thợ nản, bỏ cuộc và họ kiếm cớ không trả tiền.
  • Thứ Ba: khách dùng nhiều tiếng lóng, những câu “slang” chửi thề hoặc tư cách không đàng hoàng, cũng có nguy cơ quỵt tiền cao.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
homescontents